Các đơn vị đo lường theo hệ SI- Hiệu chuẩn nhanh G-TECH

Các đơn vị đo lường theo hệ SI- Hiệu chuẩn nhanh G-TECH- Dịch vụ hiệu chuẩn nhanh giá rẻ, Dịch vụ Hiệu chuẩn UY TÍN- CHUYÊN NGHIỆP- NHANH CHÓNG - CHÍNH XÁC - HIỆU QUẢ.- UY TÍN- GIÁ CẠNH TRANH. LH 0337 357 135 Hiền để được hỗ trợ nhanh

Các đơn vị đo lường theo hệ SI- Hiệu chuẩn nhanh G-TECH

SI được xây dựng trên cơ sở của 7 đơn vị đo lường cơ bản của SI, đó là kilôgam, mét, giây, ampe, kelvin, mol và candela. Các đơn vị này được sử dụng để định nghĩa các đơn vị đo lường suy ra khác.

Hệ đo lường quốc tế (tiếng Pháp: Système International d'unités; viết tắt: SI), là 1 hệ thống đo lường thống nhất được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Nó được sử dụng trong hoạt động kinh tế, thương mại, khoa học, giáo dục và công nghệ của phần lớn các nước trên thế giới ngoại trừ Mỹ, Liberia và Myanmar. Năm 1960, SI đã được chọn làm bộ tiêu chuẩn thu gọn của hệ đo lường mét - kilôgam - giây hiện hành, hơn là của hệ thống đo lường cũ xentimét - gam - giây. Một số đơn vị đo lường mới được bổ sung cùng với sự giới thiệu của SI cũng như vào sau đó. SI đôi khi được tham chiếu tới như là hệ mét (đặc biệt tại Mỹ, là quốc gia vẫn chưa thông qua việc sử dụng hệ đo lường này mặc dù nó đã được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây, và tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, là quốc gia mà việc chuyển đổi vẫn chưa hoàn thành). Hệ đo lường quốc tế tham chiếu đến các tiêu chuẩn đặc trưng của đo lường có nguồn gốc hoặc mở rộng từ hệ mét; tuy nhiên, không phải toàn bộ các đơn vị đo lường của hệ mét được chấp nhận làm đơn vị đo lường của SI.

Bảy đơn vị cơ bản của hệ SI:

TT

Đại lượng

Tên đơn vị

Ký hiệu đơn vị

1

độ dài

mét

m

2

khối lượng

kilôgam

kg

3

thời gian

giây

s

4

cường độ dòng điện

ampe

A

5

nhiệt độ nhiệt động học

kenvin

K

6

lượng vật chất

mol

mol

7

cường độ sáng

candela

cd


2. Các đơn vị dẫn xuất của hệ SI:

TT

Đại lượng

Đơn vị

Thể hiện theo đơn vị cơ bản thuộc hệ đơn vị SI

Tên

Ký hiệu

1. Đơn vị không gian, thời gian và hiện tượng tuần hoàn
1.1 góc phẳng (góc)

radian

rad

m/m

1.2 góc khối

steradian

sr

m2/m2

1.3 diện tích

mét vuông

m2

m.m

1.4 thể tích (dung tích)

mét khối

m3

m.m.m

1.5 tần số

héc

Hz

s-1

1.6 vận tốc góc

radian
trên giây

rad/s

s-1

1.7 gia tốc góc

radian trên giây bình phương

rad/s2

s-2

1.8 vận tốc

mét trên giây

m/s

m.s-1

1.9 gia tốc

mét trên giây bình phương

m/s2

m.s-2

2. Đơn vị cơ
2.1 khối lượng theo chiều dài (mật độ dài)

kilôgam
trên mét

kg/m

kg.m-1

2.2 khối lượng theo bề mặt (mật độ mặt)

kilôgam trên mét vuông

kg/m2

kg.m-2

2.3 khối lượng riêng (mật độ)

kilôgam trên mét khối

kg/m3

kg.m-3

2.4 lực

niutơn

N

m.kg.s-2

2.5 mômen lực

niutơn mét

N.m

m2.kg.s-2

2.6 áp suất, ứng suất

pascan

Pa

m-1.kg.s-2

2.7 độ nhớt động lực

pascan giây

Pa.s

m-1.kg.s-1

2.8 độ nhớt động học

mét vuông trên giây

m2/s

m2.s-1

2.9 công, năng lượng

jun

J

m2.kg.s-2

2.10 công suất

oát

W

m2.kg.s-3

2.11 lưu lượng thể tích

mét khối
trên giây

m3/s

m3.s-1

2.12 lưu lượng khối lượng

kilôgam
trên giây

kg/s

kg.s-1

3. Đơn vị nhiệt
3.1 nhiệt độ Celsius

độ Celsius

oC

t = T - T0; trong đó t là nhiệt độ Celcius, T là nhiệt độ nhiệt động học và T0 =273,15.

3.2 nhiệt lượng

jun

J

m2.kg.s-2

3.3 nhiệt lượng riêng

jun trên kilôgam

J/kg

m2.s-2

3.4 nhiệt dung

jun trên kenvin

J/K

m2.kg.s-2.K-1

3.5 nhiệt dung khối (nhiệt dung riêng)

jun trên kilôgam kenvin

J/(kg.K)

m2.s-2.K-1

3.6 thông lượng nhiệt

oát

W

m2.kg.s-3

3.7 thông lượng nhiệt bề mặt (mật độ thông lượng nhiệt)

oát trên mét vuông

W/m2

kg.s-3

3.8 hệ số truyền nhiệt

oát trên mét vuông kenvin

W/(m2.K)

kg.s-3.K-1

3.9 độ dẫn nhiệt (hệ số dẫn nhiệt)

oát trên mét kenvin

W/(m.K)

m.kg.s-3.K-1

3.10 độ khuyếch tán nhiệt

mét vuông trên giây

m2/s

m2.s-1

4. Đơn vị điện và từ
4.1điện lượng (điện tích)

culông

C

s.A

4.2điện thế, hiệu điện thế (điện áp), sức điện động

vôn

V

m2.kg.s-3.A-1

4.3cường độ điện trường

vôn trên mét

V/m

m.kg.s-3.A-1

4.4điện trở

ôm

W

m2.kg.s-3.A-2

4.5điện dẫn (độ dẫn điện)

simen

S

m-2.kg-1.s3.A2

4.6thông lượng điện (thông lượng điện dịch)

culông

C

s.A

4.7mật độ thông lượng điện (điện dịch)

culông trên mét vuông

C/m2

m-2.s.A

4.8công, năng lượng

jun

J

m2.kg.s-2

4.9cường độ từ trường

ampe trên mét

A/m

m-1.A

4.10điện dung

fara

F

m-2.kg-1.s4.A2

4.11độ tự cảm

henry

H

m2.kg.s-2.A-2

4.12từ thông

vebe

Wb

m2.kg.s-2.A-1

4.13mật độ từ thông, cảm ứng từ

tesla

T

kg.s-2.A-1

4.14suất từ động

ampe

A

A

4.15công suất tác dụng (công suất)

oát

W

m2.kg.s-3

4.16công suất biểu kiến

vôn ampe

V.A

m2.kg.s-3

4.17công suất kháng

var

var

m2.kg.s-3

5. Đơn vị ánh sáng và bức xạ điện từ có liên quan
5.1 năng lượng bức xạ

jun

J

m2.kg.s-2

5.2 công suất bức xạ (thông lượng bức xạ)

oát

W

m2.kg.s-3

5.3 cường độ bức xạ

oát trên steradian

W/sr

m2.kg.s-3

5.4 độ chói năng lượng

oát trên steradian mét vuông

W/(sr.m2)

kg.s-3

5.5 năng suất bức xạ

oát trên mét vuông

W/m2

kg.s-3

5.6 độ rọi năng lượng

oát trên mét vuông

W/m2

kg.s-3

5.7 độ chói

candela trên mét vuông

cd/m2

m-2.cd

5.8 quang thông

lumen

lm

cd

5.9 lượng sáng

lumen giây

lm.s

cd.s

5.10 năng suất phát sáng (độ trưng)

lumen trên mét vuông

lm/m2

m-2.cd

5.11 độ rọi

lux

lx

m-2.cd

5.12lượng rọi

lux giây

lx.s

m-2.cd.s

5.13 độ tụ (quang lực)

 điôp

điôp

m-1

6. Đơn vị âm
6.1 tần số âm

héc

Hz

s-1

6.2 áp suất âm

pascan

Pa

m-1.kg.s-2

6.3 vận tốc truyền âm

mét trên giây

m/s

m.s-1

6.4 mật độ năng lượng âm

jun trên mét khối

J/m3

m-1.kg.s-2

6.5 công suất âm

oát

W

m2.kg.s-3

6.6 cường độ âm

oát trên mét vuông

W/m2

kg.s-3

6.7 trở kháng âm (sức cản âm học)

pascan giây trên mét khối

Pa.s/m3

m-4.kg.s-1

6.8 trở kháng cơ (sức cản cơ học)

niutơn giây trên mét

N.s/m

kg.s-1

7. Đơn vị hoá lý và vật lý phân tử
7.1 nguyên tử khối

kilôgam

kg

kg

7.2 phân tử khối 

kilôgam

kg

kg

7.3 nồng độ mol

mol trên mét khối

mol/m3

m-3.mol

7.4 hoá thế

jun trên mol

J/mol

m2.kg.s-2.mol-1

7.5 hoạt độ xúc tác

katal

kat

s-1.mol

8. Đơn vị bức xạ ion hoá
8.1 độ phóng xạ (hoạt độ)

becơren

Bq

s-1

8.2 liều hấp thụ, kerma

gray

Gy

m2.s-2

8.3 liều tương đương

sivơ

Sv

m2.s-2

8.4 liều chiếu

culông trên kilôgam

C/kg

kg-1.s.A

 

Nguồn: sưu tầm (Theo: http://www.quatest3.com.vn/do-luong.aspx?thread=573)

Với giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 17025: 2017 của AOSC, ILAC-MRA ( số VLAC- 1.0416), giấy chứng nhận của Nghị định 105 của Tổng Cục đo lường chất lượng cùng với bảng scope rộng, đa dạng và độ không đảm bảo đo nhỏ, G-TECH có thể hiệu chuẩn trong tất cả các lĩnh vực đáp ứng toàn bộ khách hàng trong các ngành nghề sản xuất khác nhau:

- Hiệu chuẩn Lĩnh Vực Điện - Điện Tử- Tần số

Hiệu chuẩn Thiết bị Cơ Khí Chính xác- Kích Thước- Độ dài.

Hiệu chuẩn Lĩnh Vực  Khối Lượng- Lực

Hiệu chuẩn Lĩnh Vực Hóa Học- Môi Trường- Lưu Lượng

Hiệu chuẩn Lĩnh Vực Áp Suất.

- Hiệu chuẩn Lĩnh Vực Nhiệt Độ- Tốc Độ

- Hiệu chuẩn Nhiệt Độ, Độ Ẩm

- Hiệu chuẩn Ngành May Mặc, Dệt Nhuộm, Da Giày Theo Tiêu Chuẩn AATCC

- Hiệu chuẩn Ngành Thực Phẩm 

- Hiệu chuẩn Ngành Y Tế

Và nhiều lĩnh vực khác…….

Những trải nghiệm khi được hợp tác với dịch vụ hiệu chuẩn nhanh G-TECH:

1.    Thời gian hiệu chuẩn và cấp GIẤY CHỨNG NHẬN nhanh nhất, trong vòng 3~5 ngày làm việc. 
2.    Triển khai dịch vụ hiệu chuẩn, cấp GCN tận nơi cho khách hàng.
3.    Triển khai dịch vụ cấp GCN lấy liền tại phòng hiệu chuẩn.
4.    On-site tận nơi cho khách hàng, do khách hàng chọn ngày
5.    Chỉnh lại thiết bị khi có sai số trong khả năng cho phép.
6.    Thời gian thanh toán trong vòng 30 ngày từ ngày xuất hóa đơn tài chính bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt.
7.    Hỗ trợ khách hàng giao nhận thiết bị tận nơi.
8.    Hỗ trợ khách hàng in lại GCN + tem khi thay đổi mã thiết bị…
9.    Giá cả cạnh tranh so với đối thủ, chính sách chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thân thiết.…

Hãy đến với chúng tôi để được phục vụ theo cách riêng của bạn.

Liên hệ:

Ms. Thiên Kim- 08365 45 011/ kinhdoanh.hieuchuangtech@gmail.com

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ G-TECH